Là trung tâm kinh tế – xã hội của tỉnh Bình Phước, thành phố trẻ Đồng Xoài đang vươn mình bứt phá để trở thành đô thị vệ tinh hiện đại, sầm uất cho TP.HCM.

Điểm sáng mới khu vực Đông Nam Bộ

Với vị trí thuận lợi nằm trên trục đường kết nối giao thông Đông Nam Bộ – Tây Nguyên qua Quốc lộ 14, Đồng Xoài đang từng ngày đổi thay với cơ sở hạ tầng, giao thông kỹ thuật, dịch vụ… xứng tầm là điểm kết nối các vùng kinh tế phía Nam.

Đô thị này là “mắt xích” quan trọng không chỉ liên kết, mà còn là trung tâm giao thương giữa các đô thị trong tỉnh rất thuận lợi như thị xã Chơn Thành, Bình Long, Phước Long, Thủ Dầu Một (Bình Dương) và Biên Hòa (Đồng Nai) thông qua các đường Quốc lộ 13, 14, đường Vành đai 4, đường Hồ Chí Minh, Tỉnh lộ 741, 753, 756…

Nhiều dự án giao thông quan trọng được tiến hành

Thời gian qua, nhiều dự án giao thông được đầu tư mạnh vào khu vực này nhằm đẩy mạnh kết nối liên vùng. Điển hình tháng 9 vừa qua, Bộ Giao thông Vận tải đồng ý khởi động lại dự án Hồ Chí Minh – Chơn Thành – Đức Hòa. Đoạn đường này nhằm thông tuyến với Quốc lộ 14 đi Đăk Nông với số vốn hơn 2.300 tỷ đồng, thời gian hoàn thành dự kiến năm 2025.

Ngoài ra, tuyến cao tốc Chơn Thành – Gia Nghĩa với số vốn 24.000 tỷ đồng dài gần 130km dự kiến được khởi công trong năm 2023. Đây sẽ là động lực phát triển cho thành phố trẻ Đồng Xoài và Gia Nghĩa (Đăk Nông).

Cùng với dự án cao tốc TP. HCM – Chơn Thành, hệ thống kết nối trên được xem là “con đường tơ lụa” kết nối Tây Nguyên và trục tứ giác kinh tế Đông Nam Bộ. Lúc này, Đồng Xoài được xem là “trạm trung chuyển” lớn của khu vực có ý nghĩa giao thương hết sức quan trọng.

dong-xoai-nang-tam-thanh-do-thi-ve-tinh
dong-xoai-nang-tam-thanh-do-thi-ve-tinh

Đồng Xoài có nhiều điều chỉnh để phù hợp

Sau khi phương án bắc cầu Mã Đà qua Đồng Nai được điều chỉnh, Bộ Giao thông Vận tải đã đề xuất tuyến đường mới từ Đăk Nông – Đồng Xoài – Vành đai 4 đến sân bay Long Thành và cảng Cái Mép – Thị Vải. Với phương án này, việc Đồng Xoài đi đến sân bay Long Thành sẽ gần và nhanh hơn so với tuyến đường hiện hữu hiện nay.

Không chỉ là cầu nối liên vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, thành phố Đồng Xoài nằm cách TP. HCM 110km, cửa khẩu quốc tế Hoa Lư 90km là điều kiện cho địa phương này phát triển nhiều ngành nghề xuất khẩu, logistics, du lịch… với nước bạn Campuchia, Thái Lan, Lào…

Đặc biệt, Bình Phước nói chung và thành phố Đồng Xoài nói riêng sẽ tiếp nối Bình Dương trở thành thủ phủ sản xuất công nghiệp ở phía Nam. Hiện thành phố đã và đang hình thành 4 khu công nghiệp với diện tích trên 500ha thu hút hàng chục nghìn lao động. Con số này sẽ càng tăng mạnh khi các khu công nghiệp mới tại địa phương đi vào hoạt động.

Theo UBND thành phố Đồng Xoài, theo quy hoạch đến năm 2025 toàn thành phố sẽ có 200.000 dân, tỷ lệ đô thị hóa đạt 90%, đạt đô thị loại II. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm đạt trên 15%; thu nhập bình quân đầu người đạt 133 triệu đồng/năm; tỷ lệ đất giao thông trên đất xây dựng đạt khoảng 15-22%…

Đề án phát triển đô thị thành phố giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, Đồng Xoài đã triển khai mạnh mẽ để hướng đến một thành phố thông minh trong tương lai không xa.

Lực đẩy cho thị trường bất động sản

Với việc phát triển vượt bậc về cơ sở hạ tầng, giao thông và sức hút đầu tư, Đồng Xoài được kỳ vọng sẽ là vùng đất mới của nhiều doanh nghiệp bất động sản, tạo lực cho thị trường thêm khởi sắc. Thành phố Đồng Xoài đang dần trở thành điểm đến sáng giá, thu hút mạnh mẽ dòng vốn của nhà đầu tư, đặc biệt là phân khúc đất nền, nhà phố đô thị ở trung tâm.

So với các đô thị vùng ven TP.HCM như Biên Hòa (Đồng Nai), Dĩ An, Thuận An (Bình Dương) thì giá đất nền, nhà phố thương mại ở Đồng Xoài còn khá thấp, tương đương với giá của những đô thị này 10 năm về trước. Nhìn chung, mặt bằng giá ở địa phương cũng thấp hơn so với Đồng Nai và Bình Dương rất nhiều trong khi dư địa trung tâm vẫn rất hấp dẫn, nhu cầu nhiều song cung thì lại ít.

TIN TỨC LIÊN QUAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *