Ngày 10/8, UBND tỉnh Bình Dương cho biết trong tháng 8, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bình Dương ước đạt 3 tỷ 598 triệu USD, tăng 16,6% so với tháng trước và tăng 21,7% so với cùng kỳ. Lũy kế 7 tháng, kim ngạch xuất khẩu đạt 21 tỷ 845 triệu USD, tăng 7,1%  so với cùng kỳ. 

UBND tỉnh Bình Dương cũng cho biết, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 7/2022 ước tăng 4,7% so với tháng trước và tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2021; lũy kế 7 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,4% so với cùng kỳ (trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,4%; sản xuất và phân phối điện tăng 4,5%; cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải tăng 10,8%).

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 7 đạt 22.767 tỷ đồng, tăng 3% so với tháng trước và tăng 45,3% so với cùng kỳ; lũy kế 7 tháng, đạt 155.230 tỷ đồng, tăng 15,6% so với cùng kỳ. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 7 tháng tăng 2,6% so với cùng kỳ (giao thông tăng 16,8%), giá vàng tăng 1,8%, giá đô la Mỹ giảm 0,2%.

Nhận định về tình hình kinh tế – xã hội 7 tháng năm 2022, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương cho rằng, các chỉ số sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài tăng cao so với cùng kỳ; thu, chi ngân sách đảm bảo theo dự toán; dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát; an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại như mặc dù giá xăng dầu đã giảm nhưng giá cả hàng hóa, nguyên liệu phục vụ sản xuất chưa có dấu hiệu giảm; giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp so với kế hoạch; tiến độ lập quy hoạch của tỉnh còn chậm…

Về nguyên nhân xuất siêu trên địa bàn trong thời gian qua, Hiệp hội xuất nhập khẩu tỉnh Bình Dương cho biết, nguyên nhân xuất siêu gia tăng là nhờ doanh nghiệp trong thời gian chịu ảnh hưởng dịch Covid-19 đã mua nguyên liệu đầu vào trước đây có giá thấp, khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, các doanh nghiệp phục hồi sản xuất và xuất khẩu tăng nhanh. Thêm vào đó, thị trường Trung Quốc đóng cửa nên mọi nguồn đơn hàng dồn về Việt Nam, từ đó sức mua tăng cao đột biến, doanh nghiệp liên tục nhận đơn hàng, tăng giá trị xuất khẩu.

Binh Duong
Binh Duong

Tuy nhiên, hiện doanh nghiệp gặp khó về giá cả nguyên liệu đầu vào tăng quá cao; cước logistics liên tục tăng ảnh hưởng chuỗi cung ứng. Khó khăn cản trở còn liên quan đến việc thiếu container, thiếu tàu, thiếu chuyến, nguồn nhân lực hạn hẹp, chi phí cho nhân công tăng gấp đôi so với trước đây. Chính vì vậy, trong những tháng còn lại doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn.

Để giải quyết những tồn tại trong thời gian tới, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương yêu cầu các sở, ban, ngành trong thời gian còn lại của năm 2022 tiếp tục theo dõi chặt chẽ thị trường, giá cả hàng hóa, bảo đảm cân đối cung-cầu các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất của hộ gia đình, doanh nghiệp, tiêu dùng của người dân.

Tổ chức tiếp xúc các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng; tháo gỡ khó khăn trong việc giao đất của Khu công nghiệp VSIP 3 cho Tập đoàn Lego và các thủ tục mở rộng các khu công nghiệp: Nam Tân Uyên, Rạch Bắp, Cây Trường; đảm bảo tiến độ kế hoạch xây dựng quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, điều chỉnh quy hoạch chung cấp huyện, phương án phân bổ đất đai.

Thanh tra, kiểm tra xử lý những tồn đọng tại các khu đô thị, khu dân cư; điều hành thu – chi ngân sách nhà nước 2022 theo dự toán, tiết giảm tối đa chi thường xuyên; tập trung triển khai thủ tục đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công năm 2022, phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch; triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay.

 

TIN TỨC LIÊN QUAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *