Hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long ngày càng phát triển góp phần thúc đẩy lưu thông, giao thương hàng hóa trên địa bàn tỉnh.

Theo báo cáo của Sở Công Thương tỉnh Long An, trong thời gian qua, Long An tập trung kêu gọi đầu tư, phát triển hạ tầng thương mại phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội chung của tỉnh, quy hoạch phát triển thương mại cả nước.

Theo đó, Long An khuyến khích, thu hút mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế trong xã hội, kinh tế nước ngoài đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại và các loại hình dịch vụ phân phối hiện đại.

Hiện nay, toàn tỉnh có 125 chợ, trong đó, có 107 chợ nông thôn; 7 siêu thị (4 siêu thị kinh doanh tổng hợp, 3 siêu thị điện máy); 1 Trung tâm thương mại Vincom Plaza; 241 cửa hàng tiện ích; 6 salon ôtô; 473 cửa hàng kinh doanh xăng, dầu; 3 kho xăng, dầu; nhiều thương nhân phân phối xăng, dầu, mua bán khí dầu mỏ hóa lỏng;…

Theo Bộ tiêu chí quốc gia xã nông thôn mới, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn (Tiêu chí số 7) bao gồm chợ nông thôn và cơ sở bán lẻ khác (siêu thị mini, cửa hàng tiện ích, cửa hàng kinh doanh tổng hợp…). Đây là tiêu chí được đánh giá có vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Hằng năm, Sở Công Thương đã chủ động triển khai, hướng dẫn việc áp dụng các quyết định của Bộ Công Thương đối với Tiêu chí số 7 trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới đối với các xã dự kiến đạt chuẩn nông thôn mới. Phát triển mạng lưới chợ nông thôn đã góp phần tích cực tiêu thụ sản phẩm tại địa phương, tạo điều kiện cho thương nhân cung cấp hàng hóa thiết yếu, nâng cao đời sống và thu nhập cho lao động khu vực nông thôn, thực hiện mục tiêu phát triển thương mại nông thôn theo định hướng của Đảng và Nhà nước.

long-an

Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã có 156/161 xã đạt tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, chiếm 96,59% số xã toàn tỉnh (tăng 140 xã so với năm 2010).

Quy hoạch mạng lưới chợ, siêu thị về cơ bản được phát triển một cách khoa học, hiệu quả và đúng quy hoạch. Qua đó, tranh thủ thu hút được các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, các Chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn vốn 135 và các nguồn vốn tư nhân để đầu tư xây mới, nâng cấp, cải tạo, mở rộng chợ, siêu thị…

Các chợ trên địa bàn tỉnh cơ bản được phân bố hợp lý, phù hợp với điều kiện địa hình, địa giới của địa phương. Các chợ nông thôn đều phát huy tốt vai trò trong phân phối hàng hóa tại các địa phương.

Bên cạnh kết quả đạt được, theo lãnh đạo Sở Công Thương Long An, hạ tầng chợ trên địa bàn tỉnh cũng còn hạn chế. Nhiều chợ đã hình thành từ lâu đời nhưng chưa nâng cấp, cải tạo; nhiều chợ xuống cấp; mô hình chợ an toàn thực phẩm chưa hoàn thiện, nhân rộng; khó cạnh tranh với kênh phân phối hiện đại; thu hút đầu tư trung tâm logistics còn chậm.

Thời gian tới, để phát triển hạ tầng thương mại, nâng cao hiệu quả hoạt động các chợ, mở rộng các kênh phân phối hiện đại, tỉnh Long An sẽ chỉ đạo các đơn vị rà soát thực trạng phát triển chợ, đánh giá hiệu quả hoạt động của chợ để đề xuất đầu tư phù hợp, nhất là các địa phương công nghiệp có nhiều lao động, nhiều điểm bán hàng tự phát.

Đồng thời, đẩy mạnh công tác xã hội hóa đầu tư, nâng cấp các chợ theo hướng văn minh, hiện đại, quy mô, kết cấu chợ phù hợp, đảm bảo an toàn thực phẩm; bố trí sắp xếp ngành hàng, phù hợp phong tục, thói quen. Bên cạnh đó, sẽ rà soát, đề xuất vị trí thu hút đầu tư phát triển các hệ thống phân phối hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích phục vụ nhu cầu phát triển của địa phương.

TIN TỨC LIÊN QUAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *