Theo các chuyên gia BĐS, đất nền vùng ven TP.HCM vẫn là xu hướng đầu tư năm 2023. Điều này đến từ yếu tố mang tính tập quán là “mua đất làm của để dành”.

Loạt động thái tích cực với thị trường bất động sản

Theo nhiều chuyên gia BĐS so với năm 2022, thị trường địa ốc năm 2023 có nhiều tín hiệu tích cực hơn, khó khăn sẽ được tháo gỡ, điểm nghẽn được khơi thông. Đây cũng được xem là năm “bản lề” để xác lập lại điều kiện môi trường mới. Những nhà đầu tư nhanh nhạy sẽ nắm bắt cơ hội trong năm “chuyển giao” này.

Hiện Chính phủ đang vào cuộc quyết liệt để tháo gỡ những khó khăn về nguồn vốn cho doanh nghiệp BĐS, đặc biệt là các vấn đề về xử lý trái phiếu cũng như “room” tín dụng phù hợp trong giai đoạn sắp tới.

Mới đây nhất, cuộc họp tín dụng giữa ngân hàng nhà nước với các doanh nghiệp BĐS cũng là động thái tích cực với thị trường BĐS. Ngoài ra, thị trường BĐS vẫn có nhiều điểm sáng:

Thứ nhất: Các chuyên gia dự báo năm 2023 nền kinh tế Việt Nam vẫn phát triển tốt với mức tăng trưởng từ 6,5-7%, đồng thời lạm phát, lãi suất và tỉ giá được duy trì ổn định.

Thứ hai: Quốc hội đã thông qua kế hoạch đầu tư công năm 2023 với tổng số vốn trên 700 nghìn tỉ đồng, tăng khoảng 140 nghìn tỉ đồng so với kế hoạch năm 2022. Đầu tư công sẽ là điểm sáng, động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế Việt Nam trong 2023, tạo tiền đề cho BĐS phục hồi.

Thứ ba: Thị trường có động lực mới do bộ ba luật: Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS được chính thức sửa đổi. Khi những ách tắc pháp lý dần được tháo gỡ, tính minh bạch của thị trường tăng lên sẽ góp phần là “bệ đỡ” niềm tin cho thị trường BĐS.

dat-nen-binh-phuoc
dat-nen-binh-phuoc

Đất nền vùng ven vẫn là xu hướng đầu tư năm 2023

Chỉ ra các xu hướng đầu tư BĐS năm 2023, nhiều chuyên gia nhận định, đất nền vùng ven vẫn là loại hình BĐS được ưa chuộng. Bởi lẽ, tập quán “mua đất làm của để dành” vẫn ăn sâu vào tiềm thức của người Việt.

Nếu các vùng phụ cận TP.HCM như Đồng Nai, Bình Dương, Long An… đã khan hiếm nguồn cung BĐS pháp lý sạch thì “sân chơi mới nổi” như Bình Phước, Lâm Đồng, Bình Thuận đang được các nhà đầu tư chú ý.

Phát huy và tận dụng tối đa những thế mạnh về vị trí đắc địa, quỹ đất dồi dào cũng như hệ thống giao thông hiện đại, đồng bộ. Trong năm 2022, tổng vốn thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh khoảng 150 triệu USD đến từ 37 dự án đầu tư, lũy kế đến hết năm 2022 có 370 dự án với số vốn 3 tỉ 465,7 triệu USD. Lũy kế đến hết năm 2022 có 1.220 dự án với số vốn 116.908 tỉ đồng.

Mục tiêu chiến lược của tỉnh Bình Phước trong nhưng năm gần đây là phát triển tỉnh trở thành trung tâm công nghiệp hiện đại, tập trung thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư FDI. Hiện Bình Phước có 13 khu công nghiệp với tổng diện tích 4.686ha, không ngừng mở rộng quy mô và tỷ lệ lấp đầy. Đặc biệt, thủ phủ công nghiệp Chơn Thành – một trong ba khu vực kinh tế mũi nhọn của tỉnh Bình Phước, được xem là “điểm sáng” đầu tư trong năm 2023.

TIN TỨC LIÊN QUAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *