Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò động lực dẫn dắt tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bình Phước, với mức tăng 23,54%, riêng nhóm hàng vải sợi tăng 175,8%, chế biến gỗ tăng 87,4%

Công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò chủ lực 

Năm 2022, ngành công nghiệp tỉnh Bình Phước tiếp tục đà phục hồi và duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng.

Trong số đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò động lực, dẫn dắt tăng trưởng kinh tế của Bình Phước.

Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Phước, năm 2022 sản xuất công nghiệp của tỉnh phục hồi nhanh và tiếp tục tăng mạnh so với năm trước. Các doanh nghiệp đã chủ động chuyển đổi mô hình, thay đổi chiến lược, ứng phó linh hoạt, liên kết với các đối tác nhằm mở rộng sản xuất, đảm bảo nguồn nguyên liệu bền vững.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 23,08% so với năm 2021. Trong số đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò động lực dẫn dắt tăng trưởng kinh tế của tỉnh, với mức tăng 23,54%. Riêng nhóm ngành hàng vải sợi tăng 175,8%, chế biến gỗ tăng 87,4%.

Theo Đề án “Phát triển công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh Bình Phước, trọng tâm là chế biến hạt điều, gỗ và thực phẩm giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” vừa được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành, tỉnh xác định 3 nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh là hạt điều, gỗ và thực phẩm.

Riêng đối với ngành chế biến hạt điều trên địa bàn đóng góp vào GRDP hàng năm của Bình Phước khoảng 11%.

Bình Phước có hơn 500 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến, xuất-nhập khẩu sản phẩm điều, chiếm 70% số doanh nghiệp và chiếm từ 50-80% năng lực chế biến hạt điều của cả nước.

Niên vụ 2021-2022 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm hạt điều của Bình Phước đạt hơn 1 tỷ USD./.

3011chebiengo
3011chebiengo

Bình Phước xuất siêu 1,16 tỷ USD trong 9 tháng

Nhờ thực hiện hiệu quả các giải pháp phục hồi phát triển kinh tế-xã hội sau dịch COVID-19, xuất khẩu của các doanh nghiệp Bình Phước trở lại đà tăng trưởng mạnh mẽ.

Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Phước, kim ngạch xuất khẩu 9 tháng năm 2022 trên địa bàn đạt 3,14 tỷ USD, tăng 9,53% so với cùng kỳ năm 2021 và đạt 81,6% so với kế hoạch năm.

Cùng thời gian trên, kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn đạt 1,98 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2021 đạt 81,75% so với kế hoạch năm. Như vậy, trong 9 tháng năm 2022, Bình Phước xuất siêu 1,16 tỷ USD.

Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Phước, kinh tế của tỉnh phục hồi nhanh và có tốc độ tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 9 tháng năm 2022 đạt 9,01%; thu ngân sách 11.500 tỷ đồng, đạt 94,5% dự toán Bộ Tài chính giao, đạt 81% dự toán Hội đồng Nhân dân tỉnh thông qua và tăng 27,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Việc triển khai các chính sách của Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ đã tác động tích cực đến các hoạt động kinh tế-xã hội của tỉnh. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động cao gấp 2 lần số doanh nghiệp giải thể, số doanh nghiệp thành lập mới tăng 11,5% so với cùng kỳ. Trong 9 tháng qua, có 905 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, 272 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động.

Để tiếp tục duy trì đà tăng trưởng kinh tế cũng như đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu những tháng cuối năm 2022, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Phước đang quyết liệt tập trung nguồn lực và thực hiện các giải pháp hoàn thành kế hoạch được giao.

Bên cạnh đó, tỉnh thực hiện tốt nhiệm vụ thu ngân sách; phấn đấu thu ngân sách năm 2022 đạt và vượt dự toán điều chỉnh 14.250 tỷ đồng; tháo gỡ những vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công đạt mục tiêu đề ra, đảm bảo tỷ lệ giải ngân đạt trên 95%; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh thực sự thông thoáng, lành mạnh; tổ chức xúc tiến đầu tư vào các lĩnh vực trọng tâm của tỉnh./.

TIN TỨC LIÊN QUAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *