Từ chuẩn đô thị loại III, thị xã Tân Uyên đang tích cực điều chỉnh quy hoạch, khai thác nguồn lực công nghiệp – dịch vụ chất lượng cao để chuẩn bị lên thành phố năm 2023.

Hiện Tân Uyên đạt 5/5 tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số đơn vị hành chính trực thuộc, phân loại đô thị, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội. Dân số toàn thị xã có hơn 421.000 người, tương đương TP Dĩ An và vượt xa TP Thủ Dầu Một, khoảng 341.830 người.

Tân Uyên đủ điều kiện lên thành phố

Theo lãnh đạo Tân Uyên, thời gian qua, việc đầu tư xây dựng các khu chức năng, hạ tầng kỹ thuật đô thị cơ bản phù hợp quy hoạch. Các dự án đầu tư xây dựng đô thị triển khai thuận lợi đã từng bước thay đổi diện mạo không gian cảnh quan; thu hút lượng lớn lao động đến sinh sống và làm việc;  góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển.

Trên thực tế, các yếu tố mới phát sinh so với quy hoạch được duyệt trước đây đòi hỏi địa phương phải điều chỉnh lại mục đích sử dụng đất các vùng lân cận khu công nghiệp; khu trung tâm hành chính thị xã; điều chỉnh chức năng, quy mô ranh giới của các khu đô thị.

Báo cáo Kế hoạch Phát triển Nhà ở Bình Dương giai đoạn 2021-2025, toàn tỉnh sẽ dành ra 1.600 ha đất cho các dự án; tổng vốn đầu tư dự kiến 130.000 tỷ đồng. Trong đó, Tân Uyên đứng đầu khi cần đến 274 ha; vốn đầu tư hơn 22.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở mới.

Tân Uyên tập trung công nghiệp công nghệ cao

Cơ cấu kinh tế Tân Uyên vẫn tiếp tục phát triển công nghiệp theo quy hoạch chung tỉnh Bình Dương; trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao. Cụ thể, Tân Uyên tiếp tục hoàn thiện các cụm, khu công nghiệp hiện hữu (Nam Tân Uyên, Nam Tân Uyên mở rộng, VSIP II, cụm công nghiệp Uyên Hưng, Thái Hòa, Phú Chánh); đầu tư xây dựng các khu công nghiệp dọc trục đường Vành đai 4 như VSIP III, Nam Tân Uyên mở rộng giai đoạn 2…

Đối với các khu sản xuất tập trung và các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ xen lẫn trong khu dân cư, thị xã từng bước thực hiện việc di dời. Đồng thời, đẩy mạnh tỷ trọng ngành thương mại – dịch vụ, logistics, tập trung phát triển các lĩnh vực tài chính ngân hàng tại các khu vực trung tâm như Uyên Hưng, Tân Phước Khánh…

thi-xa-tan-uyen
thi-xa-tan-uyen

Đặc biệt, để nâng loại đô thị Tân Uyên đạt tiêu chí loại II năm 2023, chính quyền địa phương xúc tiến đầu tư loạt dự án giao thông trọng điểm như Vành đai 3, Vành Đai 4, đại lộ Uyên Hưng – Thủ Dầu Một, đại lộ Nam Tân Uyên…

Hiện thị xã Tân Uyên đang hoàn thiện các thủ tục để nâng cấp lên thành phố. Dự kiến, giữa năm nay, Tân Uyên sẽ hoàn thành đề án gửi Sở Nội vụ, HĐND, UBND tỉnh Bình Dương, sau đó trình Trung ương theo quy định.

Sức hút đô thị hạt nhân

Trong lộ trình phát triển của Tân Uyên, nếu Uyên Hưng là trung tâm hành chính sẵn có thì Tân Phước Khánh đóng vai trò hạt nhân. Huyện trở thành khu trung tâm trong mạng lưới kết nối các thành phố, thị xã lớn nhất tỉnh là Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An, Tân Uyên, Bến Cát. Theo đó, Tân Phước Khánh được quy hoạch để trở thành nơi phát triển các công trình giáo dục, dịch vụ công nghiệp, cảng sông đi cùng với các dự án nhà ở, khu đô thị hiện đại.

Bên cạnh đó, khu vực này đã và đang tập trung mọi nguồn lực để đẩy mạnh nâng cấp các tuyến đường ĐT 747B với lộ giới quy hoạch 74m; đường ĐT 746 lộ giới 42m và xúc tiến đầu tư các trục đường đối nội quan trọng như Tân Phước Khánh 10, đường LKV13 với lộ giới 28m.

TIN TỨC LIÊN QUAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *